14

Th3

Vì Sao Cảm Ứng Hồng Ngoại Kém Hiệu Quả Vào Mùa Hè?

Nhà bạn đang dùng các thiết bị cảm ứng hồng ngoại, lắp cho: nhà kho, hành lang và ban công… Thỉnh thoảng, bạn thấy tình trạng đèn bật tắt ngẫu nhiên hoặc phải đến gần thì đèn mới sáng.

Nguyên nhân do đâu….

Cùng Kawasan tìm hiểu ngay nhé!!!

1. TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM ỨNG HỒNG NGOẠI:

Cảm biến hồng ngoại, hoạt động trên nguyên lý cảm ứng chuyển động thân nhiệt tương đương với nhiệt độ người <320C. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của cảm ứng hồng ngoại như:

– Tốc độ di chuyển phải đạt <0.5m/s.

– Hướng di chuyển không được song song với tia hồng ngoại. Nên di chuyển hướng vuông góc, để mắt cảm ứng nhận tín hiệu tốt nhất.

– Nhiệt độ môi trường lí tưởng < 320C

Trường hợp: nếu bạn đi vào vùng cảm ứng đứng im quá lâu, sau thời gian trễ tự tắt đã cài đặt trước đó. Đèn sẽ tự tắt vì không cảm nhận được chuyển động. Nên bạn phải tuỳ chỉnh lại thời gian trễ, cài lâu hơn để tránh tắt đèn khi còn ở đó.

Trường hợp: các khu vực muốn bật chế độ cảm ứng đèn cả ban ngày và ban đêm như: nhà kho kín, hành lang trong nhà, văn phòng không có cửa sổ. Đèn hay bật – tắt ngẫu nhiên hoặc đến gần đèn mới sáng. Đặc biệt, vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài nắng nóng lên đến 35-400C. Dẫn đến cảm ứng hồng ngoại hoạt động kém hiệu quả hơn và bị hẹp bán kính quét. Vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp, cảm biến hồng ngoại sẽ hoạt động lại bình thường.

Cảm ứng hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao
Cảm ứng hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao

2. MỘT SỐ VỊ TRÍ LƯU Ý KHÔNG NÊN LẮP CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI

Hành lang có kích thước rộng và dài >3m

Cầu thang 2 nhịp có chiều dài >3m và có xây vị trí chiếu nghỉ cầu thang

Các nhà kho, showroom, cửa hàng có diện tích lớn, nhà vệ sinh, phòng thay đồ…có nhiều vách ngăn.

Không nên lắp cảm biến hồng ngoại ở vị trí có nhiều vách ngăn
Không nên lắp cảm biến hồng ngoại ở vị trí có nhiều vách ngăn

Trước khi mua, quý khách nên hỏi rõ nhân viên tư vấn về vị trí lắp. Để các nhân viên có thể, gợi ý các mã hàng phù hợp nhất với nhu cầu. Thường các vị trí trên, các bạn nên lắp cảm ứng vi sóng sẽ phù hợp hơn.

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM ỨNG VI SÓNG

Cảm ứng vi sóng là cảm ứng Radar tần số 5.8 GHz. Cảm ứng hoạt động trên nguyên lý phát hiện sóng của cơ thể người và vật có mang tần số sóng nhạy cảm với tần số trên. Độ nhạy rất cao, có khả năng phát hiện các chuyển động dù nhỏ nhất.

– Tốc độ di chuyển khoảng 0.3m/s.

– Khả năng xuyên được vật cản tốt như: gỗ, kính, tường mỏng…

– Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường > 32°C.

Vì vậy, cảm ứng vi sóng thường phù hợp lắp cho các khu vực rộng lớn, có nhiều vách ngăn.

Nguyên lý hoạt động của cảm ứng vi sóng
Nguyên lý hoạt động của cảm ứng vi sóng

4. NHỮNG VỊ TRÍ KHÔNG NÊN LẮP CẢM ỨNG VI SÓNG

  • Các vị trí nhỏ hẹp, gần lối đi như: phòng khách, nhà vệ sinh, cầu thang 1 nhịp…
  • Các khu vực có nhiều vách ngăn: phòng thay đồ, nhà vệ sinh công cộng…

Tính chất cảm biến vi sóng, xuyên vật cản tốt nên dễ bị bật thường xuyên. Nếu có người di chuyển gần vùng cảm ứng.

Qua bài viết này, chúng tôi mong bạn hiểu rõ hơn về cảm ứng vi sóng và hồng ngoại. Để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, với nhu cầu lắp đặt của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ: 1800.0058 ngay để được hỗ trợ giải đáp.

Cảm ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm Kawasan!

Số điện thoại tư vấn kỹ thuật: 1800.0058 (miễn cước) hoặc gọi trực tiếp số: 0911 757 234

Website:  www.kawasan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN

LIÊN QUAN